Trong bài thi IELTS, writing task 2 là phần thi gần như chiếm tỷ lệ điểm cao nhất trong band điểm Writing. Và đây cũng là phần mà các thí sinh lo sợ trong mỗi kì thi. Để dành được band điểm cao mà bạn mong muốn trong writing task 2 thì lưu nhanh một số tips TEM để bên dưới nha:
Các tiêu chí bạn cần phải đảm bảo khi làm writing task 2
Cùng TEM đi qua một lược về các tiêu chí đánh giá của phần writing task 2
- Task Achievement/Task Response – TA : trả lời đúng câu hỏi của đề bài
- Coherence and Cohesion – CC: Tính mạch lạc và liên kết
- Lexical Resource – LR: từ vựng
- Grammatical Range and Accuracy – GRA: Ngữ pháp
Vậy để làm tốt và đáp ứng đủ những tiêu chí đó bạn có thể tham khảo qua một số tips dưới đây nha
Một số tips làm writing task 2
Đọc hiểu, xác định dạng đề và chủ đề
Đọc hiểu, nắm bắt yêu cầu đề bài là bước rất cần thiết trước khi bắt đầu làm bài. Đọc rõ đề bài để phân biệt được đâu là Topic, đâu là General statement – question.
Topic thường là câu đầu tiên xuất hiện trên đề bài, General statement sẽ được làm rõ trong câu hỏi tiếp theo.
Vì vậy, để bài viết tránh “lan man” thì thí sinh cần phải đọc rõ và xác định được dạng đề cũng như nội dung của đề bài.
Lập dàn ý cho bài viết – tips khi làm writing task 2
Lên ý tưởng, suy nghĩ của mình vào giấy, sau đó nhóm các ý tưởng lại với nhau để hình thành 2-3 luận điểm chính cho bài.
Luận điểm chính phải được trình bày rõ ràng, luận điểm phụ bổ nghĩa, làm rõ được luận điểm chính.
Khi hình thành được các luận điểm, bạn cần phải sắp xếp trật tự của chúng cho bài luận có bố cục tốt hơn.
Sử dụng các từ đồng nghĩa – tips khi làm writing task 2
Một trong 4 tiêu chí quyết định điểm trong phần writing task 2 đó chính là từ vựng (chiếm 25% điểm).
Chính vì thế, muốn tăng band điểm trong IELTS thì bạn cần phải suy nghĩ và tìm hiểu một số từ vựng nâng cao
Bên cạnh đó, để tránh lặp lại những từ ngữ đã sử dụng, bạn nên tập trung suy nghĩ đến một số từ đồng nghĩa để thay thế nó.
Nhấn mạnh ý bằng cách đổi vị trí câu
Đảo vị trí mệnh đề hoặc chuyển đổi câu chủ động thành bị động để nhấn mạnh các vế trước trong đoạn.
Cách chuyển này thường được dùng khi bạn trình bày số liệu hoặc khi cung cấp các ví dụ.
Phương pháp để làm dạng này: Ôn tập, luyện tập cách chuyển đổi giữa câu chủ động và bị động, câu đảo ngữ
Sử dụng câu ghép, câu phức
Sử dụng câu ghép và câu phức là thang đó đánh giá năng lực của thí sinh trong bài thi IELTS Writing.
Nhưng mặt khác, khi xét tiêu chí chấm điểm thì không có tiêu chuẩn cụ thể về việc phải viết được bao nhiêu câu phức trong một bài.
Vì vậy, so với việc phải dùng quá nhiều câu phức trong một bài thì thí sinh nên để ý hơn trong việc phải phân bổ câu phức ở đâu để cho bài luận trở nên rõ ràng và mạch lạc.
Phương pháp để luyện tập dạng câu ghép, câu phức: luyện viết các câu bằng từ nối cũng như các cấu trúc câu phổ biến.
Lưu ý tính liên kết giữa các đoạn
Thông qua sự liên kết giữa các đoạn thể hiện được tính mạch lạc và xuyên suốt của bài luận. Bạn cần phải có ý tưởng rõ ràng, các luận điểm bám sát theo để bài viết có thể liên kết được về mặt nội dung.
Mặt khác, bạn nên sử dụng các từ nối (linking words) để giữa các ý, các đoạn được liên kết chặt chẽ với nhau.
Bố cục nhất định phải đủ 3 phần
Bố cục cũng là một yếu được đánh giá trong một bài viết. Một bài viết nên phải có bố cục rõ ràng, rành mạch và liên kết.
Và bài writing task 2 cũng vây, cũng phải cần đủ 3 phần:
- Mở bài (Introduction) – Giới thiệu lại đề bài và các lập luận của mình
- Thân bài (Body) – Giải thích vấn đề, đưa ra dẫn chứng thuyết phục và ví dụ minh họa
- Kết bài (Conclusion) – Tổng kết lại những ý đã nêu xuyên suốt trong bài