Bài tập luyện nghe bảng chữ cái tiếng Anh

Bài tập luyện nghe bảng chữ cái tiếng Anh

Có khá nhiều bài tập luyện nghe bảng chữ cái tiếng Anh mà bạn có thể áp dụng. Đặc biệt là sử dụng các video hướng dẫn trên Youtube. Tuy nhiên trước khi thực hành các bài tập nên tổng hợp lại kiến thức. Bao gồm kiến thức về bảng chữ cái, cách đọc phiên âm các chữ cái.

Bảng chữ cái tiếng Anh

Bảng chữ cái tiếng Anh (English alphabet) hiện đại là một bảng chữ cái Latinh. Bao gồm 26 kí tự được sắp xếp theo 1 thứ tự cụ thể. Trong đó có 5 chữ cái nguyên âm và 21 chữ cái phụ âm. Bắt đầu với A và kết thúc bằng Z. Đa phần có cách viết tương đương với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.

Chữ cái Phiên âm Ví dụ
A/a /eɪ/ nation
B/b /biː/ boy
C/c /siː/ cut
D/d /diː/ do
E/e /iː/ pen
F/f /ef/ first
G/g /dʒiː/ agree
H/h /eɪtʃ/ hour
I/i /aɪ/ in
J/j /dʒeɪ/ June
K/k /keɪ/ speak
L/l /el/ learn
M/m em/ member
N/n /en/ number
O/o /oʊ/ on
P/p /piː/ pay
Q/q /kjuː/ Queen
R/r /ɑːr/ ice-cream
S/s /es/ steam
T/t /tiː/ ten
U/u /juː/ university
V/v /viː/ move
W/w /ˈdʌb·əl·ju/ write
X/x /eks/ six
Y/y /waɪ/ yes
Z/z /zed/ zoo

Cách đọc phiên âm tiếng Anh

Trước khi luyện nghe bảng chữ cái tiếng Anh bạn nên nắm được phiên âm. Phiên âm tiếng Anh là những kí tự Latin. Chúng được ghép vào với nhau để tạo thành từ. Cách đọc khá giống với âm tiếng Việt. Ngoại trừ một vài âm không có trong bảng phiên âm tiếng Việt. Nếu nắm rõ cách đọc các ký tự phiên âm này, bạn có thể đọc bất cứ từ nào chuẩn xác. Từ đó có thể phân biệt được các từ có âm gần giống nhau. Ví dụ: ship và sheep, bad và bed…

Phiên âm của nguyên âm và phụ âm được chia ra làm 2 phần như sau.

Nguyên âm

Nguyên âm Mô Tả Môi Lưỡi Độ Dài Hơi
/ ɪ / Âm i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn ( = 1/2 âm i). Môi hơi mở rộng sang 2 bên. Lưỡi hạ thấp. Ngắn
/i:/ Âm i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Môi mở rộng sang 2 bên như đang mỉm cười. Lưỡi nâng cao lên. Dài
/ ʊ / Âm “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Hơi tròn môi. Lưỡi hạ thấp. Ngắn
/u:/ Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Khẩu hình môi tròn. Lưỡi nâng lên cao. Dài
/ e / Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. Mở rộng hơn so với khi phát âm âm / ɪ /. Lưỡi hạ thấp hơn so với âm / ɪ /. Dài
/ ə / Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ. Môi hơi mở rộng. Lưỡi thả lỏng. Ngắn
/ɜ:/ Âm “ơ” cong lưỡi, phát âm âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Môi hơi mở rộng. Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm. Dài
/ ɒ / Âm “o” ngắn, giống âm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. Hơi tròn môi. Lưỡi hạ thấp. Ngắn
/ɔ:/ Âm “o” cong lưỡi, phát âm âm o như tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Tròn môi. Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm. Dài
/æ/ Âm a bẹt, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuống. Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống. Lưỡi được hạ rất thấp. Dài
/ ʌ / Na ná âm “ă” của tiếng việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ”, phải bật hơi ra. Miệng thu hẹp. Lưỡi hơi nâng lên cao. Ngắn
/ɑ:/ Âm “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng. Miệng mở rộng. Lưỡi hạ thấp. Dài
/ɪə/ Đọc âm / ɪ / rồi chuyển dần sang âm / ə /. Môi từ dẹt thành hình tròn dần. Lưỡi thụt dần về phía sau. Dài
/ʊə/ Đọc âm / ʊ / rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng. Lưỡi đẩy dần ra phía trước. Dài
/eə/ Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ə /. Hơi thu hẹp môi. Lưỡi thụt dần về phía sau. Dài
/eɪ/ Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /. Môi dẹt dần sang 2 bên. Lưỡi hướng dần lên trên. Dài
/ɔɪ/ Đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi dẹt dần sang 2 bên. Lưỡi nâng lên & đẩy dần ra phía trước. Dài
/aɪ/ Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi dẹt dần sang 2 bên. Lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước. Dài
/əʊ/ Đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /. Môi từ hơi mở đến hơi tròn. Lưỡi lùi dần về phía sau. Dài
/aʊ/ Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/. Môi tròn dần. Lưỡi hơi thụt dần về phía sau. Dài

Phụ âm

– Đối với môi:

Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/

Môi mở vừa phải (âm khó): / ɪ /, / ʊ /, / æ /

Môi tròn thay đổi: /u:/, / əʊ /

Lưỡi răng: /f/, /v/

– Đối với lưỡi:

Cong đầu lưỡi chạm nướu:  / t /, / d /, / t∫ /, / dʒ /, / η /, / l /

Cong đầu lưỡi chạm ngạc cứng: / ɜ: /, / r /.

Nâng cuống lưỡi: / ɔ: /, / ɑ: /, / u: /, / ʊ /, / k /, / g /, / η /

Răng lưỡi: /ð/, /θ/.

– Đối với dây thanh:

Rung (hữu thanh): các phụ âm, /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/

Không rung (vô thanh): /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/

Bài tập luyện nghe bảng chữ cái tiếng Anh

Luyện nghe bảng chữ cái tiếng Anh

Xem video luyện nghe bảng chữ cái tiếng Anh dưới đây:

Luyện nghe đánh vần tên tiếng Anh – Luyện nghe spelling names

Hãy luyện nghe và thực hành theo video dưới đây:

Luyện tập hằng ngày để đạt kết quả tốt nhất.

Bài tập về bảng chữ cái tiếng anh dạng viết

Ngoài việc luyện nghe, bạn cũng có thể thực hành các bài tập dạng viết như sau:

1. Bài tập viết chữ cái

  • Bài tập này yêu cầu học viên viết tất cả các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh theo đúng thứ tự ABC.
  • Viết đi viết lại nhiều lần sẽ giúp các bạn nhớ chắc chắn thứ tự và hình dáng của các chữ cái.
  • Các bạn có thể viết theo font chữ thường hoặc in hoa tùy ý.

2. Bài tập ghép cặp chữ cái với hình ảnh

  • Bài tập này bao gồm các hình ảnh minh họa cho từng chữ cái như hình bàn chải đánh răng minh họa cho chữ B, hình quả táo minh họa cho chữ A…
  • Yêu cầu của bài tập là ghép chữ cái với hình ảnh tương ứng.
  • Hoạt động này vừa giúp các bạn ghi nhớ hình dạng chữ cái, vừa kích thích trí tưởng tượng liên tưởng đến hình ảnh.

3. Bài tập điền từ vào chỗ trống

  • Bài tập điền từ vào chỗ trống yêu cầu điền các chữ cái vào những chỗ trống trong câu hoặc đoạn văn.
  • Ví dụ:

I want to eat _pple.

Đáp án là điền chữ A vào chỗ trống.

  • Loại bài tập này giúp các bạn ôn luyện kết hợp chữ cái trong ngữ cảnh câu chứ không chỉ đơn thuần là nhận biết.

4. Bài tập sắp xếp chữ cái theo thứ tự

  • Bài tập này in ra tất cả các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh nhưng không theo thứ tự đúng.
  • Yêu cầu của bài tập là sắp xếp lại các chữ cái theo đúng thứ tự ABC.
  • Hoạt động này giúp các bạn nhớ vững chắc thứ tự các chữ cái.

5. Bài tập đọc và viết từ

  • Bài tập này cung cấp một danh sách các từ tiếng Anh có sử dụng đến các chữ cái trong bảng chữ cái.
  • Học viên cần đọc các từ và viết lại chính xác.
  • Hoạt động này vừa giúp luyện kỹ năng đọc, viết lẫn nhận biết chữ cái.

Ngoài ra, các bạn có thể tạo thêm các trò chơi vận động với bảng chữ cái như trò chơi đoán từ, trò chơi đố vui… để vừa học vừa chơi.

Một số lưu ý khi luyện tập bảng chữ cái tiếng Anh:

  • Nên luyện tập thường xuyên mỗi ngày để củng cố trí nhớ.
  • Kết hợp nhiều dạng bài tập khác nhau để tránh nhàm chán.
  • Luôn chú ý đến tính chính xác, không nên chủ quan bỏ sót lỗi sai.
  • Tập trung vào những chữ cái dễ nhầm lẫn giữa âm đọc và âm viết.
  • Sử dụng thêm tài liệu học tập hỗ trợ như sách, phần mềm, video…

Hy vọng với những bài tập về bảng chữ cái tiếng Anh trên đây, các bạn sẽ nắm chắc kiến thức cơ bản này, từ đó dễ dàng theo kịp các bài học tiếp theo. Chúc các bạn học tốt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *